Lịch sử đất nước Chân Lạp Chenla

Lịch sử đất nước Chân Lạp Chenla




Chân Lạp (hay Chenla) là một quốc gia cổ được hình thành ở trung tâm bán đảo Đông Dương bởi các dân tộc người Môn – Khmer vào khoảng đầu thế kỷ 5. Lãnh thổ ban đầu tương ứng với phần đất miền Trung và Nam Lào cùng với vùng Đông-Bắc Thái Lan ngày nay, thủ đô có lẽ là ở Champasak (thuộc Lào). Các vương quốc láng giềng xung quanh vào thời kỳ đó là Champa ở phía Đông, Phù Nam ở phía Nam và Pyn (Miến Điện (Myanma) ở về phía Tây-Bắc.

Quốc gia này do Bhavavarman sáng lập trong thế kỷ thứ 6, gọi là nước Bhavapura, tức Chân Lạp.

Bhavavarman đã chấm dứt sự lệ thuộc Phù Nam. Sau khi ông mất, con ông là Mahendravarman lên kế ngôi và tấn công Phù Nam, buộc vua Phù Nam phải chạy trốn tới Naravana tức nước Chí Tôn (nay là Ba Thê, xã Vọng Thê, An Giang). Isanavarman kế ngôi Mahendravarman, tiếp tục tấn công "Với sức mạnh của mình đã vượt qua ranh giới lãnh thổ của Tổ tiên". Các vua thất trận đã bỏ chạy ra vùng hải đảo.

Jayavarman I lật đổ Isanavarman để cai trị một lãnh thổ rộng lớn. Bia ký của ông được tìm thấy trên một vùng lãnh thổ bao gồm cả Sae Mun, Battambang, Seam Reap, Kompong Thom, Takeo, Prey Veng và Kampot.

Sau khi đánh thắng Phù Nam, người Chân Lạp đã ồ ạt di cư xuống phía Nam. Họ đã dừng lại ở Takeo (cụm di tích Angkor Borey) và Prey Veng (cụm di tích Ba Phnom), trung lưu sông Mekong và Đông Bắc biển Hồ. Isanavarman đã xây dựng kinh đô Isanapura ở gần Kompong Thom. Theo Tùy thư của Trung Hoa thì nơi đây có tới 20.000 gia đình sinh sống. Ngoài ra vương quốc còn có 30 thành thị do các tổng đốc cai quản và quan tước cũng tựa như Lâm Ấp.

Ý nghĩa tên Chân Lạp


Trung Quốc nhập khẩu nhựa cánh kiến (tức sen lắc / si lắc / gôm lắc) từ thời nhà Tùy, cuối thế kỷ thứ 7, khi các thuyền buôn Trung Hoa mon men thám hiểm xuống phương Nam. Do ngôn ngữ  bất đồng, các lái buôn Trung Hoa không biết gì về những người bạn hàng của họ. Do trong khi giao dịch hai bên thường nhắc đi nhắc lại từ chegn lak (trong tiếng Khơ me cổ có nghĩa là lấy nhựa si lắc), các lái buôn bèn ký âm chegn lak thành 真臘 để khai báo với quan trên về nguồn gốc hàng hóa. Người Việt phiên âm Hán Việt là Chân Lạp. Chân Lạp Quốc trên mặt chữ Hán được hiểu theo nghĩa là xứ có thứ sáp chính hiệu (the country of genuine wax)

Vương quốc Chân Lạp (tiếng Anh là Chenla Kingdom, tiếng Pháp là Royaume de Chenla) là một nhà nước hùng mạnh của người Khơ-me, tồn tại từ cuối thể kỷ thứ 6 đến đầu thể kỷ thứ 9.

Thời kỳ khủng hoảng của Chân Lạp


Jayavarman qua đời năm 680. Hoàng hậu Jayadevi, nắm quyền trong khoảng 681-713, đã gây bất bình trong giới quý tộc và quan lại. Do những mâu thuẫn này mà năm 713, Puskaraksa đã truất phế bà và tự lên ngôi, lập kinh đô mới là Sambhupura ở gần Sambaur.

Do sự biến này mà phần phía Bắc của vương quốc (tức nước Bhavapura cũ) tách ra khỏi Chân Lạp, lập lại nước riêng. Tài liệu Trung Hoa ghi lại là nước này chia làm hai: Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Biên giới nằm ở dãy núi Dângrêk (nay là biên giới Thái Lan-Campuchia).






Ở miền Nam, Puskaraksa không thể kiểm soát nổi lãnh thổ của mình. Nhiều nơi nổi lên, tự lập nước riêng. Trong lúc đó vương triều Sailendra của nước Kalinga ở đảo Java, Indonesia mạnh lên đã tấn công vương quốc của Puskaraksa năm 774, chiếm được kinh đô Sambhupura và đẩy đất nước này tới hồi diệt vong.

Nguồn

1.https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%8Bch_s%E1%BB%AD_Campuchia
2.https://khmerkromvietnam.wordpress.com/2011/10/21/ngu%E1%BB%93n-g%E1%BB%91c-va-lich-s%E1%BB%AD-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-chan-l%E1%BA%A1p-va-dan-t%E1%BB%99c-khmer-krom/
3.http://tunguyenhoc.blogspot.com/2012/12/chan-lap-la-nuoc-nao.html
Share on Google Plus

Lịch sử văn hóa

Chuyên trang về lịch sử văn hóa các quốc gia trên thế giới

2 comments: